Sợi PVA - Polyvinyl Alcohol có công thức hóa học của là: (CH2CHOH)n Trong đó, "n" đại diện cho số lượng đơn vị lặp lại của đơn vị C2H4O trong chuỗi polymer của Polyvinyl Alcohol. Điều này cho phép tạo ra sợi và sản phẩm với tính chất độ co giãn và độ chịu tải cao.
Sợi PVA (polyvinyl alcohol) là một loại sợi gia cố với độ chịu tải cao và độ co giãn ở tải thấp. Chúng có sức bền và khả năng gia cố vật liệu tổng hợp. Sợi PVA được sử dụng để gia cố và làm cho vật liệu tổng hợp, đặc biệt là fibro xi măng, có sức chịu tải cao và khả năng chịu va đập. Chúng có đặc tính bền hóa học tốt, giúp tạo liên kết mạnh với xi măng.
Các ứng dụng tiêu biểu của sợi PVA: sản xuất nb tông sợi, bê tông mài, ngói màu, tấm lợp, tấm xi măng, các sản phẩm bê tông yêu cầu cường độ cao chịu uốn, có chiều dày mỏng. Tăng cường độ cho bê tông, cấu kiện bê tông đúc sẵn, gạch bê tông. Sử dụng cho vữa tô tường để tăng cường độ chống nứt cho tường.
Chi phí giá thành của sợi PVA thông thường cao hơn các loại sợi khác đặc biệt là sợi thủy tinh và sợi PP, nguyên nhân do quy trình sản xuất phức tạp hơn và chân lượng vượt trội của sợi PVA.
Bảng test thông số kỹ thuật của sợi PVA:
Bảng test thông số kỹ thuật của sợi PP:
Ta thấy độ bền kéo của sợi PVA lớn hơn 1160 Mpa, gấp đôi so với sợi PP ~ 500Mpa.
So sánh với amiăng, sợi PVA có khả năng chịu lực và bền hóa học tương đương, nhưng không có ưu thế về chi phí và khả năng chịu nhiệt. Sợi PVA không thể tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn 90°C trong điều kiện ẩm ướt, vì sợi PVA tan trong nước nóng.
Sợi PVA đã được rất nhiều đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam nghiên cứu và đưa vào sử dụng đặc biệt là các đơn vị sản xuất ngói không nung, tấm lợp hơn 10 năm nay để thay thế amiang. Tuy nhiên do giá thành còn cao nên vẫn ít được ứng dụng, và ít người biết tới.
Viết bình luận
Bình luận